Đau nhức xương khớp là một vấn đề sức khỏe ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt thường ngày. Có khi nào quý độc giả thắc mắc công cuộc điều trị chứng đau nhức xương khớp đã được phát triển như thế nào qua hàng nghìn năm? Nguoibenh.vn sẽ đem đến một góc nhìn vắn tắt và đầy đủ về lịch sử điều trị chứng đau nhức xương khớp trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu.
Người xưa chữa chứng đau nhức xương khớp như thế nào?
1. Điều trị chứng đau nhức xương khớp bằng điện – Bước tiến vĩ đại của khoa học, y tế và thời đại
Y học hiện đại đã nâng tầm liệu pháp điều trị chứng đau nhức xương khớp nói riêng và các chứng đau nhức nói chung bằng cách sử dụng & cải tiến các liệu pháp điện trị liệu chuyên sâu.
1.1. Tóm tắt lịch sử phát triển của phương pháp trị liệu bằng điện
Hàng ngàn năm trước công nguyên, phát kiến về việc sử dụng điện trong trị liệu bắt nguồn từ việc người Ai Cập, Hy Lạp & La Mã cổ đại sử dụng những loài cá phát điện để điều trị chứng đau đầu & bệnh gout. [1] Xem thêm tại đây
Một bức phù điêu tại Mastaba of Ti ở Saqqara, Ai Cập, mô tả loài cá da trơn sông Nile – một trong những loài cá phát điện đầu tiên được phát hiện.
Vào thế kỷ 17, các máy móc sử dụng nguyên lý tĩnh điện bắt đầu được sử dụng để điều trị bệnh tật. Đến thế kỷ 18 và 19, các phát minh về thiết bị trị liệu bằng điện dần trở nên phổ biến. Đặc biệt thế kỷ 19 chính là “thời hoàng kim” của liệu pháp điện, được ứng dụng rộng rãi trong điều trị nha khoa, thần kinh, tâm thần & phụ khoa. [2]
Tuy nhiên vào đầu thế kỷ 20, điện trị liệu đã không còn được ưa chuộng nữa vì nhiều nguyên nhân: thiếu cơ sở khoa học chứng minh, thường được các tên “lang băm” sử dụng để lừa đảo, và sự thay thế của các loại thuốc giảm đau.[3]
Đến nửa sau thế kỷ 20 thì phương pháp trị liệu bằng điện mới được hồi sinh. Từ những thí nghiệm trên động vật và các cuộc điều tra lâm sàng, cơ chế bệnh học thần kinh của liệu pháp này đã được làm sáng tỏ & chi tiết hơn. [4]
Theo đó, một trong những khả năng tác động của điện trị liệu là ức chế các tín hiệu đau truyền đến não thông qua 2 con đường thần kinh chính:
- Con đường trước bắt nguồn từ lớp bề mặt ở sừng sau của tủy sống, kết nối với các vùng não chủ yếu xử lý cảm xúc đau. [5]
- Con đường sau bắt nguồn từ phần nông và sâu của sừng sau, hướng vào đồi thị và kết nối với các vùng vỏ não tham gia vào việc phân biệt cảm xúc & cảm giác đau. [6]
Video: Lợi ích của phương pháp điện trị liệu
Từ các nghiên cứu về bệnh học thần kinh của liệu pháp điện, đồng thời trải qua nhiều năm cải tiến trong phát minh điện tử, xử lý dữ liệu và quá trình thu gọn các thiết bị y tế, từ năm 1960 trở đi, kỹ thuật điện trị liệu đã trở nên phát triển vượt bậc, được ứng dụng rộng rãi trong y học hiện đại & vật lý trị liệu phục hồi chức năng. [7]
2.2. Các ứng dụng của phương pháp điện trị liệu trong y học
Ở thời hiện đại, phương pháp điều trị chứng đau cơ xương khớp có các liệu pháp trị liệu bằng điện phố biến như sau:
2.2.1. Điện trường cao áp
Trong số các phương pháp trị liệu bằng điện, điện trường cao áp (HPE) là một trong những liệu pháp điều trị tiềm năng được ứng dụng rộng rãi tại Nhật Bản và trên thế giới.
Điện trường cao áp hoạt động bằng cách tạo ra môi trường điện áp cao bao quanh cơ thể người dùng, tác động đến các tế bào và hệ thần kinh thực vật bên trong cơ thể. [8]
Hệ thần kinh thực vật (hay còn gọi hệ thần kinh tự chủ) đảm nhiệm vai trò điều hòa tự động các quá trình sinh lý mà không cần đến sự kiểm soát của ý thức. [9] Hệ thần kinh thực vật bao gồm 2 hệ chính:
- Hệ thần kinh giao cảm: có tính dị hóa, giúp kích hoạt các phản ứng chiến đấu hay bỏ chạy. [10]
- Hệ thần kinh phó giao cảm: có tính đồng hóa; giúp cơ thể duy trì và hồi phục cân bằng. [11]
Video: Dược Lý – Hệ thần kinh thực vật | Dược Tốc Biến
Điện trường cao áp sẽ tác động lên cả 2 hệ này, giúp khôi phục lại sự cân bằng bên trong cơ thể; từ đó hỗ trợ điều trị, cải thiện các vấn đề sức khỏe như là: đau đầu, đau nhức xương khớp, mất ngủ, táo bón, tuần hoàn máu… [12]
Tại Nhật Bản, thiết bị trị liệu bằng điện trường cao áp đã được Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản chấp thuận vào năm 1963 như một liệu pháp thay thế an toàn giúp cải thiện chứng đau đầu, đau cứng vai/ cổ, mất ngủ và táo bón. [13]
Vì vậy tại Nhật Bản, các thiết bị y tế trị liệu bằng điện trường cao áp trở nên rất phổ biến, và là một trong những bí quyết chữa bệnh không cần dùng thuốc của người dân nơi đây.
Tác dụng của liệu pháp trị liệu bằng điện trường cao áp
Xem thêm: Ý kiến chuyên gia về hiệu quả trị liệu chứng đau nhức xương khớp bằng điện trường cao áp
Xem thêm: Máy trị liệu điện trường cao áp Nhật Bản – Fujiiryoki Eledog FX-14000
2.2.2. Xung điện trị liệu
Xung điện trị liệu là phương pháp vật lý trị liệu sử dụng các xung điện có tần số thấp hoặc trung bình, tồn tại trong một khoảng thời gian ngắn để kích thích đến hệ thần kinh thông qua bề mặt da. Xung điện trị liệu được phân loại theo các căn cứ khác nhau, bao gồm: dòng điện, tần số dòng điện xung và chế độ phát xung. [14]
Trong vật lý trị liệu bằng xung điện, có rất nhiều phương pháp được phát triển & phổ biến rộng rãi, chẳng hạn như liệu pháp Xung điện từ trường (PEMF) & Xung điện kích thích thần kinh (TENS).
- Xung điện kích thích thần kinh (TENS): sử dụng các miếng dán điện trên da để truyền tín hiệu trực tiếp đến dây thần kinh, giúp ức chế các tín hiệu đau trên não. Đồng thời kích thích sản sinh dopamine và endorphin – các chất giảm đau tự nhiên của cơ thể. Mục đích là giảm đau ngay lập tức, ức chế cơn đau hiệu quả. [15]
- Xung điện từ trường (PEMF): sử dụng nam châm từ tính để tạo ra năng lượng tương tự như từ trường tự nhiên trên Trái Đất và tác động sâu đến điện tích của tế bào bên trong cơ thể. Từ đó thúc đẩy quá trình trao đổi chất diễn ra liên tục, mục đích là chữa lành cơ thể từ trong ra ngoài. [16]
Video: Liệu pháp PEMF hoạt động như thế nào?
2. Điều trị bằng dược liệu dân gian
Một trong những phương pháp điều trị chứng đau nhức xương khớp có tuổi đời không kém cạnh liệu pháp điện trị liệu chính là trị liệu bằng dược liệu dân gian.
Hàng nghìn năm qua, vô số tài liệu về việc sử dụng cây thuốc & chiết xuất của chúng làm dược liệu trong điều trị bệnh đã được truyền thừa khắp chốn. Tìm hiểu thêm tại đây.
Đối với bệnh đau nhức xương khớp, có các dược liệu được ghi chép lại như sau:
- Cryptolepis buchanani (Càng Cua) chứa chất kháng khuẩn giúp giảm đau, chống viêm và bảo vệ tế bào sụn khớp. Thân cây còn được chứng minh là có tác dụng giảm đau cơ và đau khớp [17]. Lưu ý là cây càng cua rất độc, có thể gây chết người [18]
- Cedrus deodara (Tuyết tùng Himalaya) có đặc tính giảm đau, do đó thường được sử dụng để điều trị viêm khớp mãn tính (dựa trên kiến thức truyền thống về các cây thuốc của Ayurveda – CIMAP) [19]
- Acacia arabica (Cây Keo) được sử dụng để điều trị gãy xương, điều trị các chứng viêm khớp (Inflammatory Arthritis) và co thắt cơ như chứng cứng quai hàm [20]
Tại Việt Nam, y học dân gian đã có nhiều ghi chép về cây thuốc chữa tê thấp, đau nhức xương khớp như bìm bìm dại, cây xấu hổ, thổ phục linh, rau má nước, lá lốt… [21]
(*) Lưu ý rằng việc sử dụng các loại cây thuốc này trong điều trị phải có hướng dẫn từ bác sĩ có chuyên môn, bởi liều lượng và cách sơ chế không đúng có thể thay đổi hoạt tính thuốc gây ngộ độc, nguy hiểm đến sức khỏe. [22]
3. Điều trị bằng thuốc giảm đau
Vào những năm 1600, nhiều bác sĩ châu Âu đã cho bệnh nhân sử dụng opium để giảm đau. Đến những năm 1800, ether và chloroform được đưa vào ứng dụng trong gây mê phẫu thuật. Tịnh tiến đến năm 1900, morphine và heroin bắt đầu được sử dụng như những loại thuốc giúp giảm đau hiệu quả. [23]
Đỉnh điểm là vào năm 1980, bởi những nhận định sai lầm về nhóm thuốc giảm đau opioids (nhóm thuốc có hoạt chất từ cây thuốc phiện) mà trong vòng 20 năm sau đó, việc kê đơn thuốc có chứa opioids trở nên tự do quá đà. Và đây là một trong những nguyên nhân góp phần dẫn đến cuộc khủng hoảng lạm dụng opioids ngày nay. [24]
Theo đề xuất của WHO, tùy theo cường độ đau nhức xương khớp mãn tính mà có thể sử dụng các nhóm thuốc khác nhau để điều trị:
- Đối với cơn đau nhẹ (NRS ≤ 3): được khuyến cáo sử dụng NSAID hoặc acetaminophen & có thể bổ sung thêm tá dược. [25]
- Đối với cơn đau vừa (NRS ~ 4 – 6): được khuyến cáo điều trị bằng thuốc giảm đau opioids mức độ nhẹ, có thể kết hợp hoặc không kết hợp cùng NSAID hoặc acetaminophen, và có thể bổ sung thêm tá dược. [26]
- Đối với trường hợp đau dữ dội (NRS > 6): WHO có đề xuất phương pháp điều trị bằng thuốc opioids kết hợp hơn với NSAID hoặc paracetamol, có thể bổ sung thêm tá dược nếu cần. [27]
Trong số các loại thuốc kể trên, NSAID (thuốc chống viêm không chứa steroid) có thể sử dụng cho tất cả các cơn đau từ nhẹ đến nặng, và 70% bệnh nhân cao tuổi đều được điều trị bằng NSAID. [28]
Còn opioids (nhóm thuốc có hoạt chất từ cây thuốc phiện) thường là lựa chọn hàng đầu giúp giảm các cơn đau từ trung bình đến nặng do loãng xương (osteoporosis) gây ra. Tuy nhiên, sử dụng không kiểm soát sẽ dễ gây nghiện & gây ra nhiều tác dụng phụ (táo bón, buồn nôn, chóng mặt, nghiện…) [29]
4. Các phương pháp khác
Phương pháp châm cứu đã có từ lâu đời tại Trung Hoa
Ngoài các phương pháp kể trên, còn có nhiều liệu pháp khác có thể giúp giảm đau nhức do thoái hóa khớp, viêm khớp đã được lưu truyền từ xa xưa cho đến nay, bao gồm:
- Châm cứu: là kỹ thuật y học cổ truyền của Trung Hoa, đã được chứng minh là có tác dụng làm giảm cơn đau do thoái hóa khớp (OA) gây ra. [30]
- Xoa bóp massage: xoa bóp cơ khớp có thể giúp giảm bớt các cơn đau nhức, đồng thời giúp giảm căng thẳng, cải thiện chức năng hoạt động của khớp. [3
- Bổ sung dịch khớp: là liệu pháp tiêm axit hyaluronic (chất tự nhiên có trong dịch khớp) vào khớp của người bệnh (thông thường là khớp gối). Chất dịch này sẽ giúp bôi trơn xương khớp, cải thiện khả năng vận động. [32]
Trên đây là những tổng hợp về liệu pháp điều trị chứng đau nhức xương khớp trong vòng 1000 năm qua. Hy vọng cung cấp cho quý khách các kiến thức hữu ích, cũng như nhiều góc nhìn lịch sử thú vị về cách thế hệ đi trước chúng ta đã điều trị cơn đau của mình như thế nào. Hãy liên hệ với Fujiiryoki Việt Nam nếu muốn trải nghiệm phương pháp điều trị đau nhức xương khớp bằng máy điện trường cao áp.