Giỏi hàng của bạn

Tiến sĩ Shunichi Shinba và các nghiên cứu thực nghiệm về phương pháp điện trường cao áp

Tiến sĩ y khoa Shunichi Shinba là là Bác sĩ Trưởng Khoa tâm thần của Bệnh viện Đa khoa Shizuoka Saiseikai, Nhật Bản. Ông là một trong những nhà nghiên cứu tích cực về chủ đề thần kinh học, tâm lý học… và đã có rất nhiều thực nghiệm xoay quanh hiệu quả của liệu pháp điện trường cao áp đối với sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu các nghiên cứu của ông về điện trường trong bài viết bên dưới.

Bác sĩ Trưởng khoa tâm thần Shunichi Shinba (chính giữa) và đội ngũ nhân viên trong khoa đang công tác tại bệnh viện Shizuoka Saiseikai, Nhật Bản

1. Các nghiên cứu của tiến sĩ Shunichi Shinba về hiệu quả của liệu pháp điện trường cao áp

1.1. Khám phá tác dụng của điện trường lên sóng não của người khỏe mạnh

Đại diện nhóm nghiên cứu: Bác sĩ, Tiến sĩ Y khoa Shunichi Shinba

Báo cáo được công bố trên:
Tạp chí “IEEJ Transactions on Electrical and Electronic Engineering” của Viện Kỹ sư Điện Nhật Bản (24/2/2021)
Báo Japan Industry Newspaper (4/3/2021)

Xem chi tiết về báo cáo tại đây.

A. Nội dung thực nghiệm

Đối tượng của nghiên cứu này là những người khỏe mạnh, tham gia trị liệu bằng cách ngồi lên ghế điện trường có 2 điện cực đặt tại phía đỉnh đầu và dưới chân vịn. Ghế điện trường có cường độ trên 200 kV/m (tại cực ở đỉnh đầu) và tần số là 50 Hz

Ghế sẽ tạo ra một vùng điện trường không liên tục bằng cách luân phiên bật – tắt mỗi phút. Chỉ số đo lường bao gồm các tín hiệu sinh học như:

Điện não đồ (EEG): là kỹ thuật được dùng để đo lường các loại sóng điện và hoạt động điện bên trong não bộ, giúp phát hiện những sóng điện não bất thường liên quan đến bệnh lý thần kinh, từ đó tầm soát bệnh ở não sớm & kịp thời. Trong nghiên cứu này, điện não đồ được dùng để kiểm tra hoạt động của các dạng sóng não.

Điện tâm đồ (ECG): Bằng cách biểu diễn 1 đường cong ghi lại các biến thiên của dòng điện sinh ra từ hoạt động co bóp tim, ta có thể biết được khả năng tống máu của tim, theo dõi nhịp điệu và tốc độ của tim.

Biến thiên nhịp tim (HRV): là phép đo sự thay đổi về thời gian giữa mỗi nhịp tim. Sự thay đổi này được kiểm soát bởi hệ thần kinh tự chủ (ANS) – có vai trò tự động điều chỉnh nhịp tim, huyết áp, hô hấp & tiêu hóa cùng nhiều nhiệm vụ quan trọng khác trong cơ thể.

Hệ thần kinh tự chủ điều hòa hoạt động của tim, liên quan đến chỉ số biến thiên nhịp tim (HRV)

Mục đích của nghiên cứu: tìm hiểu về tác động của điện trường đối với điện não đồ, sâu xa hơn là tác động đến hoạt động của hệ thần kinh tự chủ.

B. Quan sát và đánh giá

Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng sóng Theta (θ) trong não của các đối tượng tham gia trị liệu tăng lên, bất kể là khi đang nhắm hay mở mắt.

(*) Nghiệm pháp nhắm – mở mắt (Berger) được sử dụng để đo điện não đồ, giúp xác định tình trạng ức chế nhịp sóng Alpha khi mở mắt và tình trạng thức tỉnh của người tham gia).

Sóng Theta được biết là sẽ tăng lên khi con người đang thư giãn, bắt đầu ngủ hoặc trong trạng thái thiền định; vì vậy nhóm nghiên cứu cho rằng việc điện trường làm tăng sóng Theta có tác dụng làm giảm sự tỉnh táo ở những người khỏe mạnh.

Màu xanh dương: điện trường tắt, màu xanh lá: điện trường bật. 2 cột bên phải là khi người tham gia mở mắt, và bên trái là nhắm mắt – Cho thấy biên độ sóng dao động thay đổi rõ rệt

Điện não đồ có liên quan đến hoạt động của hệ thần kinh tự chủ. Thông qua việc đo điện não đồ, các bác sĩ nhận thấy không có sự khác biệt rõ ràng nào trong hoạt động của hệ thần kinh tự chủ ở những người khỏe mạnh. Tuy nhiên, hoạt động của hệ thần kinh tự chủ ở những bệnh nhân bị trầm cảm lại có thay đổi khi sử dụng liệu pháp điện trường. Vì vậy nhóm của tiến sĩ Shunichi Shinba dự định sẽ tiếp tục điều tra thêm về chủ đề này.

Khả năng bình tĩnh & tập trung của trẻ em khi điều trị cùng điện trường cũng được quan sát thực nghiệm. Ngoài ra, nghiên cứu về việc áp dụng điện trường cao áp như một liệu pháp bổ sung giúp các vận động viên thư giãn, và giúp các doanh nhân quản lý căng thẳng cũng đang được xem xét.

C. Kết luận

Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng việc tăng cường sóng Theta có liên quan đến khả năng giảm căng thẳng ở người. Vì vậy việc sử dụng liệu pháp điện trường cao áp có tần số thấp để điều trị sẽ giúp tác động đến điện não đồ – liên quan đến hoạt động của hệ thần kinh tự chủ, từ đó giúp giảm căng thẳng hiệu quả.

Đây được xem là đóng góp rất lớn vào tiến bộ khoa học trong lĩnh vực thần kinh – tâm lý học. Ngoài ra, nghiên cứu còn là tiền đề hỗ trợ cho các nghiên cứu giảm căng thẳng trên động vật thí nghiệm sau này.

1.2. Sự thay đổi trong biến thiên nhịp tim và điện não đồ khi điều trị bằng trường điện tần số cực thấp

Đại diện nhóm nghiên cứu: Tiến sĩ Y khoa Shunichi Shinba

Bản báo cáo về: Sự thay đổi trong khả năng biến thiên nhịp tim và điện não đồ trong quá trình điều trị bằng trường điện tần số thấp

A. Nội dung thực nghiệm

Nghiên cứu này chính là tiếp nối và mở rộng của nghiên cứu phía trên (quan sát tác dụng của điện trường lên sóng não của người khỏe mạnh).

Đối tượng là 10 người đàn ông có sức khỏe tốt, tham gia trị liệu bằng cách ngồi trên ghế điện trường cao áp, tần số 50Hz. Ghế điện trường có 2 điện cực đặt phía trên đầu và dưới chân vịn:

Điện cực dưới chân: có mức điện áp là căn bậc 2 của 30kV
Điện cực trên đầu: mức điện áp là 0V – đóng vai trò là mặt đất cách điện để tạo ra hiệu điện thế chênh lệch, giúp hình thành điện trường.

➡️ Xem thêm về cách tạo ra điện trường cao áp trong trị liệu tại đây.

Thay vì trị liệu 1 phút như nghiên cứu trước, thời gian điều trị lúc này sẽ được tăng lên 20 phút. Các chỉ số tham chiếu bao gồm:

Thang điểm VAS: là thang điểm “Nhìn” dùng để đo mức độ đau của cơ thể thông qua thị giác, trong nghiên cứu này sẽ được điều chỉnh để đo các thông số mệt mỏi, cáu kỉnh, buồn ngủ và căng thẳng.

Biến thiên nhịp tim (HRV): là phép đo sự thay đổi về thời gian giữa mỗi nhịp tim. Sự thay đổi này được kiểm soát bởi hệ thần kinh tự chủ (ANS) – có vai trò tự động điều chỉnh nhịp tim, huyết áp, hô hấp & tiêu hóa cùng nhiều nhiệm vụ quan trọng khác trong cơ thể.

Điện não đồ (EEG): là kỹ thuật được dùng để đo lường các loại sóng điện và hoạt động điện bên trong não bộ, giúp phát hiện những sóng điện não bất thường liên quan đến bệnh lý thần kinh, từ đó tầm soát bệnh ở não sớm & kịp thời. Trong nghiên cứu này, điện não đồ được dùng để kiểm tra hoạt động của các dạng sóng não.

(*) Điện não đồ được đo trong điều kiện người tham gia mở mắt (mở mắt và vẫn chớp mắt được). Lý do cho việc mở mắt là giúp giảm mức độ thay đổi kích thích có thể diễn ra trong khi nhắm mắt. (Nghiệm pháp nhắm – mở mắt (Berger) được sử dụng để đo điện não đồ, giúp xác định tình trạng ức chế nhịp sóng Alpha khi mở mắt và tình trạng thức tỉnh của người tham gia).

Các loại sóng não có trong điện não đồ

Mục đích nghiên cứu: mục đích của việc thu thập dữ liệu từ biến thiên nhịp tim và điện não đồ là để đánh giá tác động của điện trường (EF) đến hệ thần kinh tự chủ trong khoảng thời gian trị liệu 20 phút. Nghiên cứu này đã được Hội đồng đánh giá của Viện Tâm thần Tokyo (Tokyo Institute of Psychiatry) chấp thuận.

B. Quan sát và đánh giá

Các đối tượng sẽ tham gia thí nghiệm vào ban ngày, chia làm 2 đợt trị liệu là phiên thực nghiệm và phiên đối chứng, mỗi phiên cách nhau hơn 1 tuần.

Phiên thực nghiệm (experimental session): Người tham gia trị liệu với máy điện trường theo các khoảng thời gian: tắt máy 5 phút, bật 20 phút, rồi lại tắt 5 phút.

Phiên đối chứng (control session): Người tham gia hoàn toàn không tiếp xúc với điện trường (EF) trong vòng 30 phút điều trị (tức điều trị giả, máy điện trường được tắt toàn thời gian). Trong phiên đối chứng này, thời gian được chia thành 6 giai đoạn, mỗi giai đoạn khoảng 5 phút để phân tích thống kê. Nhìn vào hình minh họa bên dưới sẽ rõ.

Phiên đối chứng (control) ở trên được tắt EF toàn thời gian. Phiên thực nghiệm (treatment) bên dưới có các khoảng bật – tắt EF là 5-20-5 phút; Period là 6 giai đoạn, mỗi giai đoạn được chia làm 5 phút để phân tích & thống kê số liệu

C. Kết luận

Đối với thang đo VAS: không phát hiện ra những thay đổi chủ quan về mệt mỏi, cáu kỉnh, buồn ngủ và căng thẳng do điện trường cao áp gây ra.

Đối với biến thiên nhịp tim (HRV): Điện trường làm giảm nhịp tim (HR) & làm tăng giá trị tần số thấp (LF). Tần số thấp có mối tương quan với huyết áp, và huyết áp lại được điều chỉnh bởi hệ thần kinh tự chủ. Vì vậy, sự gia tăng tần số thấp do điều trị với điện trường cho thấy sự gia tăng khả năng kiểm soát của hệ thần kinh tự chủ đối với lưu lượng máu, cụ thể là giúp điều chỉnh và ổn định lưu lượng máu trong cơ thể.

Đối với Điện não đồ (EEG): Điện trường cao áp đã làm tăng nhịp độ sóng Alpha và Theta trong điện não đồ. 2 loại sóng này thường sẽ tăng lên khi con người tham gia các hoạt động thiền định, yoga… Vì vậy tác động của việc trị liệu bằng điện trường có thể phản ánh trạng thái tinh thần tương tự như khi thiền định.

Tóm lại, điều trị bằng điện trường cao áp (ELF-EF) không chỉ làm thay đổi hoạt động của sóng não, mà còn tác động đến hoạt động của hệ thần kinh tự chủ, giúp điều hòa & kiểm soát tuần hoàn máu. Tuy nhiên, những tác động này không kéo dài sau khi kết thúc điều trị với điện trường.

Nhóm của bác sĩ Shunichi Shinba dự định sẽ mở rộng nghiên cứu thêm trong tương lai về số lượng người tham gia, mở rộng giới tính (nữ giới), và thêm nhiều chỉ số về cường độ dòng điện, tần số điện trường… để đánh giá chi tiết hơn về tác động của điện trường lên hệ thần kinh.

1.3. Hiệu quả của liệu pháp điện trường cao áp đối với chứng đau nhức mãn tính không có bệnh lý nền

Đại diện nhóm nghiên cứu: Tiến sĩ Shunichi Shinba

Báo cáo được công bố trên: Tạp chí của Hiệp hội Y học Tích hợp Nhật Bản (2012)

Link tìm hiểu thêm: Nghiên cứu thí điểm về liệu pháp điện trường để điều trị chứng đau mãn tính 

A. Nội dung thực nghiệm

Đối tượng của nghiên cứu là 7 bệnh nhân nữ (40-72 tuổi) mắc chứng đau nhức mãn tính không có bệnh nền. Bác sĩ Toshikazu Shinba cùng nhóm nghiên cứu của mình đã cho những người tham gia sử dụng liệu pháp điện trường cao áp (tần số 60Hz, mức điện áp 30.000V). Tổng cộng dùng 4 lần, mỗi lần cách nhau vài ngày, và 1 lần trị liệu khoảng 20 phút.

Dựa trên thang đo đau VAS, nhóm nghiên cứu xác định tình trạng trước & sau khi trị liệu của nhóm đối tượng tham gia thí nghiệm.

Mô phỏng về thang đo đau VAS – Thang đo mức độ đau

B. Kết luận

Thang đo đau VAS cho thấy mức độ đau nhức đã thuyên giảm rõ rệt ở cả 7 đối tượng. Theo đó, nhóm nghiên cứu kết luận liệu pháp điện trường mang lại tác động tích cực trong việc điều trị chứng đau nhức mãn tính không có bệnh nền.

1.4. Các nghiên cứu khác

Tiến sĩ Shunichi Shinba còn rất nhiều nghiên cứu khác xoay quanh tác động của liệu pháp điện nói chung, và phương pháp điều trị bằng điện trường cao áp nói riêng, bao gồm:

Tiếp xúc với điện trường tần số cực thấp làm tăng cường sóng não Theta (đo được từ điện não đồ) ở nam giới khỏe mạnh trong khi nghỉ ngơi (đối với cả trường hợp nhắm & mở mắt). Xem đầy đủ báo cáo tại đây

Mô hình sinh lý mới giúp đánh giá sự mong đợi và kém mong đợi phần thưởng bằng cách kích thích điện cao áp 1 chiều (DC) lên vỏ não chuột. Xem đầy đủ báo cáo tại đây

Đánh giá tác động sinh học của phương pháp điện trường thông qua phân tích biến thiên nhịp tim (HRV). Xem đầy đủ báo cáo tại đây

Phân tích biến thiên nhịp tim để đánh giá tác động sinh học của điều trị điện trường. Xem báo cáo tại đây

Ức chế phản ứng Glucocorticoid giúp giảm căng thẳng ở chuột bằng cách sử dụng điện trường có tần số 50 Hz. Xem đầy đủ báo cáo tại đây

Xem thêm: Giáo sư Fujio Ito và nghiên cứu thực nghiệm về phương pháp điện trường cao áp

2. Đôi nét về Bác sĩ – Tiến sĩ y khoa Shunichi Shinba

2.1. Tiểu sử bác sĩ Shunichi Shinba

Bác sĩ, Tiến sĩ y khoa Shunichi Shinba

Giai đoạn từ năm 1975 – 1981: Tốt nghiệp chuyên ngành Y khoa, đại học Nagoya
Giai đoạn từ năm 1992: Tốt nghiệp Tiến sĩ Y khoa, đại học Juntendo
Giai đoạn từ năm 1990 – 2010: Công tác tại Viện Khoa học Y tế Thủ đô Tokyo, Viện Tâm thần Thủ đô Tokyo, Khoa Sinh lý Thần kinh, Dự án Rối loạn Căng thẳng
Giai đoạn từ năm 1999: Công tác tại Viện khoa học thần kinh Pierre et Marie Curie, Đại học Paris VI
Giai đoạn từ năm 2010 – Nay: Trưởng khoa Tâm thần Bệnh viện Đa khoa Shizuoka Saiseikai và đồng thời từ năm 2022 – Nay: Thành viên Viện nghiên cứu sức khỏe, y tế và phúc lợi Saiseikai

2.2. Quá trình công tác tại Bệnh viện Đa khoa Shizuoka Saiseikai – Một trong những bệnh viện lớn áp dụng điện trường cao áp điều trị cho bệnh nhân

A. Về bệnh viện Shizuoka Saiseikai – Hơn 100 năm phát triển và mở rộng

Saiseikai là một tập đoàn phúc lợi xã hội với hơn 400 cơ sở, trong đó có 81 bệnh viện có mặt tại 40 tỉnh trên toàn Nhật Bản. Nguồn gốc của tập đoàn bắt nguồn từ Bản chỉ dẫn Hoàng gia Saisei do Hoàng đế Meiji ban hành, với mong muốn cao đẹp cứu sống những người gặp khó khăn thông qua việc chạy chữa y tế.

Tập đoàn Saiseikai bắt nguồn từ chỉ thị của Thiên hoàng Minh Trị, được duy trì & phát triển hơn 100 năm qua

 

Bệnh viện Đa khoa Shizuoka Saiseikai có lịch sử thành lập lâu đời từ năm Showa 23 (1948)

 

Tiến sĩ Toshikazu Shinba (đứng thứ 2 từ phải qua) cùng các phó giám đốc, giám đốc điều dưỡng và bác sĩ tại bệnh viện Đa khoa Shizuoka Saiseikai ngày nay

B. Về Khoa tâm thần tại bệnh viện Shizuoka Saiseikai

Bác sĩ Trưởng khoa tâm thần Shunichi Shinba (chính giữa) và đội ngũ nhân viên trong khoa đang công tác tại bệnh viện Shizuoka Saiseikai, Nhật Bản

Bác sĩ Shunichi Shinba và các nhân viên trong khoa bao gồm: y tá tâm thần được chứng nhận, nhà tâm lý học được cấp phép và nhân viên phúc lợi & sức khỏe tâm thần.

Mọi người làm việc cùng nhau nhằm cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người bệnh có các triệu chứng tâm thần như: mê sảng, lo lắng, trầm cảm, cáu kỉnh liên quan đến các bệnh lý thể chất…

Đồng thời, đội ngũ Khoa tâm thần cũng kết hợp cùng Khoa sản phụ để tiến hành kiểm tra trầm cảm sau sinh. Cung cấp các lời khuyên và chỉ dẫn cho nhân viên thông qua các cuộc họp & hội nghị về mê sảng & hồi sức tích cực (ICU)

C. Về phương pháp kích thích điện được sử dụng để điều trị cho bệnh nhân

Trong Khoa tâm thần của bệnh viện Shizuoka Saiseikai, liệu pháp kích thích điện thường được sử dụng để điều chỉnh trạng thái tỉnh táo của bệnh nhân, bao gồm: kích thích dòng điện một chiều xuyên sọ (tDCS) và liệu pháp điện trường cao áp (EFT). EFT sẽ điều hòa lưu thông máu và tác động đến hệ thần kinh, giúp cải thiện các chỉ số tỉnh táo của người bệnh tốt hơn.

Ngoài vai trò là trưởng khoa Tâm thần, bác sĩ Shunichi Shinba còn hoạt động với tư cách nhà nghiên cứu của Viện nghiên cứu sức khỏe, y tế và phúc lợi Saiseikai. Bác sĩ đã có các nghiên cứu chuyên sâu về tâm lý – tâm thần y khoa, cũng như tác động của liệu pháp kích thích điện & điện trường cao áp tần số thấp đối với sức khỏe con người.

Phương pháp điện trường cao áp được áp dụng điều trị tại bệnh viện Shizuoka Saiseikai, giúp điều trị các chứng bệnh tâm lý cho bệnh nhân

Hy vọng nhưng chia sẻ về Tiến sĩ Shunichi Shinba và các nghiên cứu thực nghiệm của ông về điện trường cao áp sẽ giúp ích cho quý bạn đọc bổ sung thêm nhiều kiến thức hữu ích. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ hotline Fujiiryoki Việt Nam để nhận được tư vấn tận tình nhé.

Nhà sản xuất thiết bị y tế đến từ Nhật Bản – Thương hiệu hơn 70 năm tuổi (1954)
Thương hiệu Fujiiryoki đã có mặt tại hơn 100+ quốc gia trên toàn cầu
Nhận chứng nhận ISO13485:2003, chứng nhận tiêu chuẩn sản xuất thiết bị y tế
Nhận chứng nhận Mechanical Engineering Heritage No.68 của JSME cho thiết bị y tế